Pages

12/12/12

Tổng hợp về khẩu độ






Khẩu độ: độ mở của ống kính cho anh sáng(hình ảnh) đi vào phim hay cảm biến ảnh. Khẩu độ mở càng lớn thì ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại.
Các khẩu độ tiêu chuẩn phổ biến là: 1.4 - 1.8 - 2.8 - 3.2 - 3.5 ....11 - 16 - 22 ...Khẩu độ càng lớn tương ứng với số giá số thể hiện càng nhỏ. Các số trên càng lớn đồng nghĩa với khẩu độ càng nhỏ.

hinh họa:


[IMG]



Ảnh hưởng của khẩu độ đến hình:
1 - Độ sáng của hình: 
như định nghĩa bên trên thì khẩu độ là độ mở của ống kính cho ánh sáng đi vào. Do đó nếu khẩu độ mở càng to thì lượng ánh sáng(hình ảnh) đi vào film hay cảm biến càng nhiều.
Các hình dưới đây được chụp với cùng một thông số, chỉ khác khẩu độ.

[IMG]
Ta thấy: f càng lớn (độ mở càng nhỏ) thì hình càng tối và ngược lại

2 - Độ sâu của ảnh: khi khẩu độ đóng cà nhỏ thì ảnh sẽ có độ sâu hơn là khẩu độ mở lớn hơn.

[IMG]
Ta thấy ảnh chụp với f nhỏ (khẩu lớn) thì không thấy được rõ các chi tiết phía sau.


Thợ ảnh thường nói đến khẩu độ bằng các từ sau: - Anh mở bao nhiêu?
- Anh để khẩu bao nhiêu?
- Anh đóng khẩu bao nhiêu?
...

Mở rộng: 
với các ống kính(OK) có 1 khẩu độ thì giá thường cao hơn nhiều so với ống kính có hai khẩu độ. Và khẩu độ càng lớn thì giá càng cao. 

VD: OK Nikon 17-55mm khẩu là 2.8 có giá gần 1500usd trong khi ống 18-55mm hai khẩu là 3.5 - 5.6 (từ 3.5 đến 5.6) giá chỉ khoảng 130usd. Dĩ nhiên là còn phụ thuộc vào một số yếu tốc khác.


Trích: Tinh Tế
----------------




Khẩu độ và tốc độ trên máy DSLR
TTO - Khi dùng máy ảnh số ống kính rời, người chụp cần nắm được mối liên hệ giữa khẩu độ - tốc độ để làm chủ nhiều tình huống, thay vì chỉ bấm theo chương trình tự động.
Các chế độ chụp trên máy DSLR. Ảnh: Smashandpeas
Trên các máy DSLR có nhiều chế độ như Program (P) tự động hoàn toàn, Manual (thủ công), Av (ưu tiên khẩu độ), Tv (ưu tiên tốc độ)… Trong những tình huống đơn giản và người chụp mới làm quen với máy thì Program có thể đáp ứng được. Nhưng khi muốn tấm hình có “hồn” hơn, có nét khác lạ thì bạn cần đầu tư thử nghiệm với các chế độ Manual, Av hay Tv.
Về bản chất, các thông số khẩu độ - tốc độ là hướng đến giá trị phơi sáng chuẩn cho ảnh (exposure value - Ev). Hãy hình dung máy ảnh là một cái hộp tối. Khi bấm nút chụp, máy ảnh mới mở “cửa” để cho ánh sáng đi vào cảm biến và tạo nên hình ảnh. Nếu “cửa” mở quá rộng thì ánh sáng vào nhiều, ảnh sẽ bị sáng trắng, mất chi tiết; nếu “cửa” mở hẹp, ánh sáng vào ít và ảnh bị tối, cũng mất chi tiết.
Ban đầu, bạn cần luyện chụp đúng sáng, nghĩa là lượng ánh sáng qua “cửa” vừa phải, hợp lý với đối tượng chụp. Lúc này có 2 yếu tố quyết định đến sự vừa phải đó là khẩu độ và tốc độ.
Độ mở ống kính. Ảnh: Wiley
Khẩu độ là độ mở của “cửa” - nghĩa là ống kính có các lá mỏng xoáy vào, xòe ra để tạo thành lỗ mở hình tròn với đường kính khác nhau. “Cửa tò vò” hình tròn này rộng thì ánh sáng vào nhiều, nhỏ thì ánh sáng vào ít.
Tốc độ là tốc độ của màn trập đằng sau lỗ mở hình tròn. Nếu cửa trập này đóng chậm, ánh sáng sẽ vào nhiều, cửa trập này đóng nhanh, ánh sáng sẽ vào ít.
Như vậy, hình ảnh muốn được ghi lại thì ánh sáng phải đi qua 2 “cửa” với các thông số khẩu độ đo bằng dãy trị số f/1, f1.4, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8, f/11, f/16, f/22, f/32… và tốc độ đo bằng giây, một phần của giây. Chú ý là trị số khẩu độ càng nhỏ nghĩa là lỗ mở ống kính càng lớn, nên khi người ta nói “mở khẩu” nghĩa là phải chỉnh trị số này nhỏ hơn, “khép khẩu” nghĩa là phải chỉnh trị số này lớn hơn. Ngoài ra, khi độ dài tiêu cự càng lớn thì khẩu độ càng lớn. Dễ hiểu nhất là bạn nhìn ống kính khi zoom ra xa nhất, lỗ mở đó hiện ra rất rõ.
Chụp chuyển động nhanh cần tốc độ hạ cửa trập nhanh. Ảnh: Smashinggaps
Khẩu độ nhỏ cho khoảng rõ nét rất mỏng. Smashinggaps
Tốc độ màn trập trên máy DSLR có ưu điểm là chỉnh được để ghi hình nhanh trong các pha hành động hay ghi hình chuyển động của nước chảy, mưa rơi thật chậm để hình ảnh mềm mại hơn. Khẩu độ nhỏ thì khoảng rõ nét lớn (độ sâu trường ảnh lớn) thích hợp cho chụp phong cảnh hoặc tài liệu, trong khi khẩu độ lớn thì khoảng rõ nét rất nông - như thường thấy trong các ảnh macro chụp thế giới vi mô, nét mỏng tang vào điểm nhấn, còn lại mờ mịt hết.
Do đó, tùy vào mục đích chụp, người ta phải chỉnh các thông số này. Bạn có thể dùng chế độ ưu tiên khẩu độ Av để camera tự tính tốc độ, hoặc ưu tiên tốc độ Tv để máy ảnh tự tính thông số khẩu độ. Muốn “pro” hơn thì hãy gạt sang nút Manual và tự đặt các thông số.
Dưới đây là bảng giá trị phơi sáng Ev để tham khảo. Trong đó, Ev = 0 là khi đặt khẩu độ bằng 1 ở tốc độ 1 giây. Các giá trị giống nhau nằm theo đường chéo tương ứng với cặp khẩu độ - tốc độ. Dễ nhớ nhất là khi mở khẩu thêm 1 f/stop thì đồng nghĩa với việc giảm đi một nửa thời gian chụp. Ví dụ, từ f/4 tốc độ ¼ giây muốn mở khẩu về f/2.8 thì tốc độ là 1/8 giây.

Trị số khẩu độ
Tốc độ (giây)
f/1
f/1.4
f/2
f/2.8
f/4
f/5.6
f/8
f/11
f/16
f/22
f/32
f/45
f/64
60
-6
-5
-4
-3
-2
-1
0
1
2
3
4
5
6
30
-5
-4
-3
-2
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
15
-4
-3
-2
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
8
8
-3
-2
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
4
-2
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
2
-1
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1/2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
1/4
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
1/8
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
1/15
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
1/30
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
1/60
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
1/125
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
1/250
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
1/500
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
1/1000
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
1/2000
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
1/4000
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
1/8000
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
 PHAN ANH


Nguồn: http://nhipsongso.tuoitre.vn/Thu-thuat/334965/Khau-do-va-toc-do-tren-may-DSLR.html

---------------



Xin phép được mở lớp mẫu giáo ở đây. Khi đi học mẫu giáo, các bạn rất hay chơi trò bập bênh- nó liên quan đến kỹ thuật nhiếp ảnh như thế nào? Xin giới thiệu bài viết của Sandman & Bill Huber trên Pbase.com do Soneros lược dịch và biên soạn:



Đây là cái bập bênh mà chắc ai cũng biết. Bây giờ ta sẽ liên hệ nó với những gì bạn có thể làm với máy ảnh của bạn. Nó giới thiêuk một cái nhìn khái quát về mối tương quan giữa khẩu độ (Apeture) và tốc độ (Shutter Speed)

TỐC ĐỘ (SHUTTER SPEED)
Tốc độ ở đây là tốc độ màn chập. Màn chập mở ra, đóng lại để tiếp nhận ánh sáng đi vào. Rõ ràng là màn chập mở càng lâu, lượng ánh sáng đi vào càng nhiều


NHư trong tấm hình trên bạn có thể thấy tốc độ tác động thế nào đến tấm ảnh của bạn. Ở tốc độ 1/500 giây, các cánh quạt bị "bắt dính" và ở tốc độ 1/30 giây, bạn không thể thấy rõ vì cánh quạt bị chao mờ.
HÃY NHỚ VỀ CÁI BẬP BÊNH: KHI TỐC ĐỘ MÀN CHẬP CÀNG NHANH - SHUTTER SPEED(1/500, 1/1000, 1/2000, 1/4000...) THÌ TRỊ SỐ KHẨU ĐỘ- APETURE PHẢI GIẢM XUỐNG (F/8, F/5.6, F/4, F/2.8...) VÀ NGƯỢC LẠI ĐỂ BẠN CÓ 1 TẤM HÌNH ĐÚNG SÁNG

Phần dưới đây sẽ nói rõ về mối tương quan khẩu độ - tốc độ để có 1 tấm hình đúng sáng

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA KHẨU ĐỘ (APETURE) VÀ TỐC ĐỘ MÀN CHẬP (SHUTTER SPEED)

Bây giờ hãy nhìn vào sơ đồ trên, một số trị số về khẩu độ, tốc độ được liệt kê ở 2 cột. Có 1 khái niệm được nêu là Depth of Field (DOF) là trường ảnh hay độ nét sâu. 

ĐÚNG SÁNG

Một tấm ảnh chụp đúng sáng là tiêu chí đầu tiên để đánh giá kỹ thuật chụp. Tất nhiên có những nghệ sỹ, người chụp vẫn chụp dư, thiếu sáng để có thêm hiệu quả nhưng đó là câu chuyện xảy ra ở "trường Trung học, Đại học" còn chúng ta đang ngồi ở lớp Mẫu giáo bé, phỏng ạ. Vậy thì cứ chụp đúng sáng đi đã.


Bắt đầu chơi bập bênh nhé các bạn! Trong mỗi khoảnh khắc bấm máy, một lượng ánh sáng CHÍNH XÁC được yêu cầu để có một tấm ảnh đúng sáng. TRong ví dụ này, một trị số khẩu độ lớn (khẩu độ khép nhỏ) đòi hỏi tốc độ phải lâu, cho phép lượng ánh sáng ĐỦ đi vào để cho 1 tấm ảnh đúng sáng (hay nói chính xác hơn là phơi-sáng-đúng Proper Exposure). Ví dụ trên đây rất thích hợp cho những ảnh chụp Macro vì đòi hỏi nét sâu. Lưu ý là không chỉ cách trên (trị số khẩu lớn) là duy nhất để cho đúng sáng. Trị số khẩu độ nhỏ (khẩu độ mở to) + trị số tốc độ lớn (tốc độ nhanh) cũng cho tấm ảnh đúng sáng như thường như ví dụ tiếp theo dưới đây

  1. ĐÚNG SÁNG (tiếp)



    Trường hợp này cũng cùng chụp một khuôn hình như trước nhưng ta có thể chỉnh tốc độ rất cao (để bắt dính chuyển động, thích hợp trong khi chụp thể thao, hành động..), tốc độ này cho phép một lượng ánh sáng nhỏ đi vào máy ảnh. Thế nên, khẩu độ phải mở to (trị số khẩu độ nhỏ như là F/2.8, F/2, F/1.8..) để giúp ta "lấy" đủ ánh sáng để có tấm ảnh vẫn đúng sáng. Mối tương quan giữa khẩu độ- tốc độ giống hệt như 2 đầu của cái bập bênh vậy.
  2. #4
    Guest's Avatar
    Guest is offlineGuest
    Tham gia
    09-03-2005
    Bài viết
    1,069
    ƯU TIÊN KHẨU ĐỘ (APETURE PRIORITY)

    Trên máy ảnh của bạn, trừ những máy compacy quá giản đơn thì thường có các chế độ như A, S (Nikon), Av, Tv (Canon)... Mục này nói về chế độ A hay Av- ưu tiên khẩu độ



    Ở chế độ này, bạn chỉnh thông số cho các trị số khẩu độ, máy ảnh tự động gán thông số tốc độ phù hợp để có bức ảnh đúng sáng.

    ƯU TIÊN TỐC ĐỘ (SHUTTER PRIORITY)
    Trên máy ảnh của bạn, ký hiệu là S hayTv


    Ngược lại với chế độ trên nhưng cùng nguyên lý bập bênh, bạn chỉnh thông số tốc độ, máy ảnh tự gán thông số khẩu độ thích hợp.

    BÙ TRỪ ĐỘ PHƠI SÁNG(EXPOSURE VALUE COMPENSATION)



    Đa phần các máy ảnh đời mới hiện nay đều có nút bù trừ độ phơi sáng (+-EV) giúp bạn có tấm ảnh phơi sáng theo ý thích của mình. Muốn ảnh tối hơn thì các bạn trừ, sáng hơn thì cộng vào. Đó chỉ là nguyên lý, còn lúc nào trừ, lúc nào cộng, cộng bao nhiêu, trừ bao nhiêu thì như đã nói, học lên lớp trên sẽ rõ. 

No comments:

Post a Comment